Cẩm Cù - Hoya

Cẩm Cù - Hoya

Tổng quan về chi Hoya (Cẩm cù)

Hoya là một thực vật lớn có hoa, nguồn gốc nhiệt đới thuộc họ Apocynaceae với hơn 500 loài được công nhận. Ở Việt Nam chi Hoya có ít nhất 24 loài, thường được gọi là Cẩm cù hay Tú Cù. Chúng là những cây dây leo, bán mọng nước có bản địa ở châu Á như Philippines, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Bangladesh, Indonesia…Một số loài cũng được tìm thấy ở Australia, Polynesia và đảo New Guinea.

Chi này được nhà thực vật học Scotland, Robert Brown mô tả khoa học lần đầu vào năm 1810. Tên gọi Hoya được đặt để vinh danh người bạn của ông, nhà thực vật học Thomas Hoy. Chúng còn có tên gọi phổ biến khác là Honey plant, Wax plant, Wax vine do có tán lá dày, sáp. Kết cấu và mật độ sắp xếp các lá cũng tạo nên sự đối lập độc đáo. Hoya là thực vật biểu sinh, với một số loài thậm chí còn phát triển theo phương pháp thạch học, nghĩa là chúng bám vào cây hoặc mọc trên địa hình nhiều đá. Tuy hầu hết các cây Hoya đều thuộc dạng dây leo nhưng chi này vẫn có một số loài cây bụi. 

Đặc điểm và cách chăm sóc cây Cẩm cù - Hoya - KANSO Plant

Hình ảnh: Một trong những loài Hoya (Cẩm cù) tại vườn KANSO Plant

Khi được trồng trong môi trường thuần dưỡng, các loài cây Hoya cũng không đòi hỏi nhu cầu chăm sóc cầu kỳ. Trong tự nhiên, Hoya được xem là một trong những loài thực vật có sức sống mãnh liệt vì chúng có thể sống mãi và phát triển đạt đến độ to lớn nhất định, cho ra những chùm hoa đẹp mắt, có hình sao thường gọi là “Porcelain flower”. Hoa sáp của Hoya nở thành cụm dày đặc, thường có màu hồng hoặc trắng. Các loài cây Hoya đều sinh trưởng tương đối nhanh nhưng lại hiếm khi ra hoa nếu được trồng trong nhà.

Đặc điểm và cách chăm sóc cây Cẩm cù - Hoya - KANSO Plant

Hình ảnh: Hoa của Cây Cẩm cù - Hoya 

Một số loài Hoya (Cẩm cù) phổ biến

1. Hoya carnosa - Lan cẩm cù

Hoya carnosa (Lan cẩm cù) là một loài Hoya cổ điển nhất, có nguồn gốc từ cận nhiệt đới Đông Á và Úc, phân bố rộng rãi ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Hoya carnosa đã được trồng và nhân giống hơn 200 năm nay, lai tạo nhiều giống mới khác nhau cả về hình dạng tán lá và màu hoa. Cây Lan cẩm cù nở hoa màu hồng nhạt hoặc trắng, tâm màu đỏ sẫm và có mùi thơm. Những chiếc lá bầu dục mọc đối xứng xen kẽ trên thân leo, màu xanh sẫm và có độ bóng. 

Đặc điểm và cách chăm sóc cây Cẩm cù - Hoya - KANSO Plant

Hình ảnh: Cây Lan cẩm cù - Hoya carnosa - KANSO Plant

Các nghiên cứu tại Đại học Georgia vào năm 2009 đã chỉ ra rằng Hoya carnosa có khả năng thanh lọc không khí trong nhà tốt.

2. Hoya carnosa Tricolor - Cẩm cù ba màu

Cẩm cù ba màu hay Hoya carnosa Tricolor có danh pháp khoa học là Hoya carnosa variegata Tricolor. Đây là một giống var của Hoya carnosa, nổi bật với tán lá pha trộn giữa ba màu sắc xanh sẫm, trắng kem và hồng nhạt. Thân leo của Hoya carnosa Tricolor có màu nâu hồng. Sắc hồng sẽ thường xuất hiện ở các lá non, nếu được trồng trong điều kiện ánh sáng tốt, lá sẽ có nhiều vệt hồng và đậm màu hơn. Hoya carnosa Tricolor có ngoại hình tương tự như một giống khác của Hoya carnosa, đó là Hoya carnosa Krimson Princess. Tuy nhiên đối với Krimson Princess, màu sắc sẽ đậm hơn, có thể là màu hồng mận hoặc tím sẫm.

Đặc điểm và cách chăm sóc cây Cẩm cù - Hoya - KANSO Plant

Hình ảnh: Cây Cẩm cù ba màu - Hoya carnosa Tricolor - KANSO Plant

3. Hoya kerrii - Cẩm cù lá tim

Hoya kerrii (Cẩm cù lá tim, Hoya tim) được nhà thực vật học người Anh, William Grant Craib mô tả khoa học đầu tiên năm 1911. Loài này được đặt tên để vinh danh nhà thực vật học, bác sĩ y khoa người Ireland, Arthur Francis George Kerr, người được xem là cha đẻ của ngành thực vật học Thái Lan. Cây còn có tên tiếng Anh thường gặp như Sweetheart Hoya, Sweetheart Plant, Lucky heart, Valentine Hoya, Heart Leaf Hoya. Hoya kerrii có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Người ta tìm thấy nó ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và đảo Java của Indonesia. 

Đặc điểm và cách chăm sóc cây Cẩm cù - Hoya - KANSO Plant

Hình ảnh: Cây Cẩm cù lá tim - Hoya kerrii - KANSO Plant

Đây là loại cây được săn lùng rất nhiều, nhất vào các dịp lễ tình nhân nhờ vào lá trái tim đặc biệt. Lá tương đối dày và to rộng, bề mặt nhẵn, mọc xen kẽ bất đối xứng trên thân leo có thể dài đến 4 mét khi trưởng thành. Lá Hoya kerrii có thể phủ toàn màu xanh ngọc lục bảo hoặc có viền trắng kem với tâm màu xanh lá cây (Hoya kerrii var). Hoa của Hoya tim cũng không có nhiều khác biệt so với Hoya carnosa. Mỗi cụm hoa như thế sẽ có khoảng 25 hoa mọc tỏa đều thành đóa. Tâm hoa có màu đỏ nâu chính là những bóng mật, chúng tiết ra mật hoa hơi sánh và có mùi nhẹ.

Đặc điểm và cách chăm sóc cây Cẩm cù - Hoya - KANSO Plant

Hình ảnh: Hoya kerrii var có viền màu kem đặc biệt

Trên thị trường, Hoya kerrii được bán dưới dạng các lá trái tim đơn lẻ. Cách trồng này áp dụng phương pháp giâm lá: cắt một thân và đốt từ cây mẹ, lá Hoya tim sẽ bén rễ và sinh trưởng như cây bình thường.

4. Hoya cumingiana - Hoya tròn

Hoya cumingiana có xuất xứ bản địa là Philipines, đảo Java và đảo Borneo, có tên thương mại tại Việt Nam là Hoya tròn. Đây là loài Hoya có lá nhỏ và cứng cáp, mọc dày đặc trên thân leo tạo nên vẻ ngoài rậm rạp, xanh tốt. Ban đầu, Hoya tròn sẽ có thân thẳng đứng, tán lá nhỏ tròn tỏa đều thành một khóm giống như các loài cây bụi. Khi đạt đến độ trưởng thành, cây sẽ trở về với dạng thân leo, có thể uốn nắn tạo hình dễ dàng. Hoya cumingiana có hoa như ngôi sao vàng năm cánh, thoảng hương nhẹ như mùi quế hồi.

Đặc điểm và cách chăm sóc cây Cẩm cù - Hoya - KANSO Plant

Hình ảnh: Cây Hoya tròn - Hoya cumingiana - KANSO Plant

Hướng dẫn chăm sóc Hoya (Cẩm cù) 

1. Ánh sáng cần thiết đối với Hoya (Cẩm cù)

Hoya ưa thích môi trường có ánh sáng gián tiếp với cường độ trung bình đến cao. Nếu cường độ ánh sáng quá thấp, lá sẽ bắt đầu chuyển sang màu nâu và cây sẽ còi cọc. Dù có tán lá dạng sáp, bán mọng nước nhưng khi các cây Cẩm cù tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp sẽ dẫn đến tình trạng cháy sém hoặc mất đi độ bóng đẹp của lá.

Đặc điểm và cách chăm sóc cây Cẩm cù - Hoya - KANSO Plant

Hình ảnh: Hoya vốn có nhu cầu ánh sáng cao 

2. Nhiệt độ và độ ẩm dành cho Hoya (Cẩm cù)

Hầu hết các loài Cẩm cù Hoya tại vườn ươm đều thích nghi tốt và ổn định với nhiệt độ trung bình của vùng nhiệt đới. Nếu đem cây vào điều kiện nhiệt độ phòng điều hòa, cần chú ý vị trí đặt cây không gần các nguồn tản nhiệt, quạt thông gió, máy lạnh… Các cây Hoya thích độ ẩm lý tưởng tối thiểu là 60%. Lá rụng hàng loạt, bất thường là một trong những biểu hiện rõ nhất của Hoya khi tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm quá thấp. 

Đặc điểm và cách chăm sóc cây Cẩm cù - Hoya - KANSO Plant

Hình ảnh: Lưu ý nhiệt độ và độ ẩm khi chăm sóc Hoya

3. Tưới nước đúng cách cho Hoya (Cẩm cù)

Hoya không có khắt khe về nhu cầu nước. Cần để đất khô hẳn giữa các lần tưới. Vào mùa mưa và khi khí hậu trở lạnh, nên hạn chế tưới nước cho cây. Tần suất và lượng nước tưới cũng sẽ được cân đo đong đếm dựa trên điều kiện môi trường, giá thể và hệ thống vườn ươm. 

4. Đất trồng / Giá thể thích hợp với Hoya (Cẩm cù)

Như hầu hết các loại cây cảnh trồng trong chậu khác, Hoya - Cẩm cù cần hỗn hợp giá thể thoáng và thoát nước tốt. Đất trồng không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng bí tắc, dư ẩm gây thối rễ, thối thân cục bộ.

Đặc điểm và cách chăm sóc cây Cẩm cù - Hoya - KANSO Plant

Hình ảnh: Tưới nước hợp lý kết hợp với giá thể thoát nước để tránh ngập úng cho Hoya

Các vấn đề thường gặp ở Hoya (Cẩm cù)

1. Lá Hoya (Cẩm cù) nhăn nheo và giòn 

Khi Hoya không được tưới đủ nước trong thời gian dài, lá sẽ trở nên nhăn nheo và giòn hơn, thậm chí rụng hàng loạt. Lúc này việc cần làm là cân chỉnh lại tần suất tưới phù hợp.

2. Lá Hoya (Cẩm cù) vàng mềm

Hoya có lá bán mọng nước, vì thế cần để đất khô hẳn giữa các lần tưới. Nếu Cẩm cù xuất hiện những đốm vàng trên lá, đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cần hạn chế tưới nước lại. Nếu lá Hoya chuyển sang mềm nhũn, lúc này chúng đã bị thối và rất khó để cứu, đặc biệt là đó với Hoya kerrii. Vì thế tưới nước nhiều hay ít cũng đều khônng tốt. Nên kiểm tra chậu trồng và giá thể có thoát nước đúng cách hay không và điều chỉnh lịch tưới nước cho hợp lý hơn để tránh tình trạng quá khô cằn hoặc quá ẩm ướt.

Đặc điểm và cách chăm sóc cây Cẩm cù - Hoya - KANSO Plant

Hình ảnh: Biểu hiện bất thường ở lá là dấu hiệu cho thấy quy trình chăm sóc Hoya chưa phù hợp

3. Sâu bệnh tấn công Hoya (Cẩm cù)

Rệp sáp, nhện đỏ, bọ phấn, bọ trĩ hay ruồi trắng là các loài côn trùng phổ biến nhất gây hại cho Hoya. Có thể sử dụng biện pháp phòng ngừa từ ban đầu với thuốc hóa học, sinh học…để ngăn các loài này tấn công. Phun toàn bộ hỗn hợp diệt/ngừa côn trùng như dầu lá neem, thuốc…lên toàn bộ cây. Lưu ý nên phun thuốc vào sáng sớm và khi trời nắng ráo. Đồng thời cần thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện vấn đề và loại bỏ nhanh chóng, tránh lây lan. Việc thừa nước cũng sẽ sinh ra độ ẩm cao, tạo điều kiện cho các vi sinh vật, nấm mốc, mầm bệnh phát triển. Vì vậy, tìm hiểu và tuân thủ quy trình tưới tiêu và chăm sóc Cẩm cù đúng cách là rất quan trọng.

Đặc điểm và cách chăm sóc cây Cẩm cù - Hoya - KANSO Plant

Hình ảnh: Sâu bệnh và côn trùng gây hại Hoya là vấn đề rất cần chú trọng phòng trừ

4. Độc tính ở Hoya (Cẩm cù)

Hoya có chất nhựa mủ cây, có thể gây kích ứng ở người và động vật. 

Những vấn đề về chăm sóc cây luôn là một trong những khó khăn mà các đối tác có thể phải đối diện khi bắt đầu tham gia vào thị trường kinh doanh cây cảnh. Thấu hiểu được điều đó, KANSO luôn nỗ lực nhằm cung ứng nguồn cây chất lượng ngay từ vườn trồng, đồng thời kèm theo tư liệu và tư vấn chuyên môn. Tất cả nhằm hỗ trợ các quý đối tác giảm thiểu tối đa rủi ro, tạo dựng uy tín trên thị trường và đối với khách hàng. Xem thêm

Các bài viết liên quan

Liên hệ